Tế bào gốc vạn năng iPS và những điều bạn cần lưu ý

Công nghệ tế bào gốc được ví như là một bước đại nhảy vọt trong lĩnh vực y sinh hiện đại. Sở dĩ công nghệ này được kỳ vọng và đánh giá cao như thế bởi những thành tựu ứng dụng của nó trong thực tế. Một trong những ứng dụng nổi bật nhất của công nghệ tế bào gốc là thẩm mỹ, điều trị bệnh dựa trên liệu pháp tế bào. Tế bào gốc được chia làm nhiều loại khác nhau tùy theo tiêu chí và mục đích sử dụng, nổi bật trong đó là tế bào gốc vạn năng iPS. 

Tế bào gốc vạn năng iPS là gì?

Tế bào gốc vạn năng iPS là một loại tế bào gốc đa tiềm năng được tạo ra từ các tế bào trưởng thành. Phòng thí nghiệm của Shinya Yamanaka tại Tokyo, Nhật Bản là nơi tiên phong cho loại công nghệ tế bào này. Khi các nghiên cứu về tế bào gốc vạn năng iPS được công bố đã nhanh chóng gây xôn xao giới chuyên gia lĩnh vực tế bào gốc bởi các công dụng kỳ diệu mà nó mang lại, đồng thời giải được bài toán khó nhằn: tính nhân đạo của các liệu pháp điều trị bằng tế bào gốc phôi đang hiện hữu. 

Ngay khi các nghiên cứu đầu tiên được công bố vào năm 2006, chủ đề tế bào gốc vạn năng đã mở ra một cánh cửa mới đầy tiềm năng cho lĩnh vực y học tái tạo. Tăng sinh vô hạn cùng với khả năng phát triển thành mọi loại tế bào trong cơ thể (từ tế bào thân kinh, cho đến tim, tuyến tụy hay gan). Với các đặc tính nổi trội như vậy, tế bào gốc vạn năng iPS đóng vai trò như là một nguồn cung cấp tế bào biệt hóa có thể được sử dụng nhằm thay thế, phục hồi các tổn hại của cơ thể người do bệnh tật hay tai nạn ngoài ý muốn.

Cơ chế này cũng là nhân tố quyết định để biến các tế bào già nua của cơ thể người thành các tế bào gốc trẻ trung. 

Tế bào gốc vạn năng iPS là một loại tế bào gốc đa tiềm năng
Tế bào gốc vạn năng iPS là một loại tế bào gốc đa tiềm năng

Tế bào iPS được tạo ra từ các mô trưởng thành, có sự tương đồng với các đặc tính cơ thể của người bệnh. Liệu pháp tế bào gốc iPS mang tính cá nhân hóa vượt trội bởi mỗi cá nhân có các dòng tế bào gốc vạn năng của riêng họ. 

Tế bào gốc vạn năng iPS được ứng dụng như thế nào?

  • Mô hình hóa bệnh lý và phát triển thuốc

Với công nghệ này, các tế bào iPS có khả năng được lấy từ cơ thể người để phục vụ cho việc nghiên cứu cơ sở tế bào cho các bệnh lý. Trong nhiều trường hợp, các tế bào thu thập được từ bệnh nhân biểu hiện những khiếm khuyết không quan sát được ở các tế bào iPS tương đồng lấy ở cơ thể khỏe mạnh. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc cung cấp những thông tin y học của bệnh lý đó. 

Hiện nay, đại học Oxford (Anh Quốc), đang nỗ lực trong việc tạo ra một thư viện khổng lồ chứa 1500 loại tế bào iPS có thể sử dụng trong thử nghiệm thuốc ban đầu bằng phương pháp cung cấp một môi trường mô phỏng các căn bệnh ở con người.

iPS có khả năng được lấy từ cơ thể người để phục vụ cho việc nghiên cứu cơ sở tế bà
iPS có khả năng được lấy từ cơ thể người để phục vụ cho việc nghiên cứu cơ sở tế bà
  • Sửa chữa mô

Nhiều thí nghiệm trên động vật chỉ ra rằng, các tế bào gốc đa năng iPS khi được cấy vào cơ thể sẽ có đà tăng trưởng và thực hiện vai trò sửa chữa mạch máu. Ngoài ra, các thị nghiệm ở các mô thần kinh cũng cung cấp các nền tảng cần thiết cho việc ứng dụng lâm sàng của liệu pháp tế bào iPS cho các tổn thương hệ thần kinh trung ương trong tương lai gần.

  • Tế bào hồng cầu

Năm 2014, các tế bào hồng cầu loại O đã được tổng hợp tại Sở Truyền máu Quốc gia Scotland từ các tế bào iPS. Các tế bào này được cảm ứng trở thành tế bào trung mô, tiếp đến trở thành tế bào máu và cuối cùng là tế bào hồng cầu đã loại bỏ nhân. Loại O có thể sử dụng để truyền cho mọi bệnh nhân có nhu cầu. Được biết, ,mỗi nửa lít máu chứa khoảng hai nghìn tỷ  tế bào hồng cầu.

  • Thử nghiệm lâm sàng

Các thử nghiệm lâm sàng sử dụng công nghệ tế bào iPS trên con người được tiến hành lần đầu vào năm 2014 tại Kobe, Nhật Bản. Thử nghiệm này được phê duyệt và có sự hỗ trợ của Bộ Y tế Nhật Bản.

Các tế bào vạn năng iPS được lấy từ tế bào da của 6 bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa võng mạc tuổi già. Các tế bào này sẽ được tái lập trình để biệt hóa thành các tế bào biểu mô sắc tố võng mạc (PRE). Các tế bào được tái lập sẽ được cấy vào võng mạc bị ảnh hưởng, nơi các mô PRE thoái hóa đã bị cắt bỏ trước đó. Sau cấy ghép, quá trình giám sát thị lực dự kiến sẽ kéo dài từ 1-3 năm tùy vào mục đích nghiên cứu và mẫu thử. Các thử nghiệm này nêu bật những lợi ích của việc sử dụng các tế bào vạn năng iPS trên lý thuyết là không có nguy cơ bị đào thải, đồng thời có tác động tích cực giúp loại bỏ việc bắt buộc sử dụng tế bào phôi gốc trong các liệu pháp y học.

Nhật Bản cấy ghép tế bào thị giác từ tế bào gốc đa tiềm năng cảm ứng iPS
Nhật Bản cấy ghép tế bào thị giác từ tế bào gốc đa tiềm năng cảm ứng iPS

Các tiềm năng lớn của tế bào gốc vạn năng iPS trong tương lai?

Hiện nay các bác sĩ, chuyên gia Nhật Bản đang nỗ lực để ứng dụng tế bào vạn năng iPS vào việc khám chữa các bệnh. Nổi bật trong đó có thể kể đến ứng dụng trong việc điều trị ung thư, chữa bệnh Parkinson, điều trị mù do thoái hóa điểm vàng… 

Nhật Bản đang nỗ lực để ứng dụng tế bào vạn năng iPS

Nếu các nghiên cứu đạt được thành công lớn về cả lý thuyết lẫn ứng dụng trong tương lai, chắc chắn đây sẽ là bước đại nhảy vọt của nền y học thế giới và mang ý nghĩa rất lớn đối với con người trong việc duy trì sức khỏe, sắc xuân.

 

Add a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *